Hôm nay :

Hotline: 0973891597

[giaban][/giaban]
[tomtat]
Mã SP:VDT46
Giá : LH 0968673246
Chất liệu : Dâu chuẩn 100%
Phụ kiện : Bi bạc, hình con giáp, hình tùy chọn

[/tomtat]

[kythuat]


vòng dâu tằm cho bé



[tintuc]
Trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng ngủ rất nhiều, thường khoảng 16-17 tiếng mỗi ngày. Nhưng hầu hết các bé đều không ngủ quá 1-2 tiếng mỗi giấc, bất kể là ngày hay đêm, trong những tuần đầu tiên sau khi sinh. Và khi con thức giấc, việc của bạn khi này là đáp lại những tín hiệu của con để thay tã, cho con bú, rồi dỗ con… 

Tuy con ngủ rất nhiều nhưng vẫn làm xáo trộn lịch sinh hoạt của bạn rất nhiều và khiến bạn bị mệt. 

Vì sao con lại ngủ như thế? 

Những điều cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh


Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn nhiều so với người lớn và các bé thường ngủ mắt chuyển động nhanh (REM) nhiều hơn, đây được cho là rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ bé. Ngủ REM vốn không sâu như giấc ngủ bình thường mắt không chuyển động, nên dễ dàng bị thức giấc hơn. Bạn cũng dễ bị thức giấc lúc nửa đêm theo con, bạn bị thiếu ngủ và cảm thấy như giai đoạn này kéo dài đến vô tận nhưng thật ra nó không kéo dài lâu đâu. 

Tiếp theo là gì? 

Vào khoảng 6-8 tuần tuổi, hầu hết trẻ nhỏ bắt đầu ngủ những giấc ngắn hơn vào ban ngày và những giấc dài hơn vào buổi tối, dù hầu hết vẫn tiếp tục tỉnh giấc nửa đêm để bú. Thời gian cho giấc ngủ REM của các bé cũng ngắn hơn, và ngủ sâu mắt không chuyển động dài hơn. 

Vào khoảng 4-6 tháng tuổi, theo các chuyên gia, hầu hết các bé đã có thể ngủ giấc dài 8-12 tiếng ban đêm. Một số bé ngay từ tuần thứ 6 đã ngủ dài cả đêm nhưng nói chung, đa phần sẽ chưa đạt đến được mốc này cho đến tận khi 5-6 tháng buổi, và cũng có một số bé khác còn tiếp tục thức giấc lúc nửa đêm cho đến khi đã chập chững đi. Bạn có thể giúp con đạt được dấu mốc phát triển này nhanh hơn bằng cách tập cho con những thói quen ngủ từ sớm. 

Nhận biết những dấu hiệu cho thấy con đã mệt 

Những điều cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh


Trong 6-8 tuần đầu tiên, hầu hết các bé đều không thể thức được lâu quá 2 tiếng đồng hồ mỗi lần. Nếu bạn chờ lâu hơn thế mới cho con đi ngủ thì bé có thể bị mệt quá mà trở nên khó ngủ. Hãy quan sát để nhận ra được ở con những dấu hiệu cho thấy bé đã mệt. Con có dụi mắt, kéo tai, hoặc khó chịu hơn bình thường? Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu đó, hoặc bất kỳ dấu hiệu nào khác của sự buồn ngủ, hãy dỗ cho bé ngủ. 

Dạy con về sự khác biệt giữa ngày với đêm 

Một số em bé là “cú đêm” (có thể bạn đã nhận ra dấu hiệu báo trước điều này ngay từ khi mang thai) và cứ tỉnh như sáo khi bạn muốn dỗ bé ngủ. Trong những ngày đầu tiên, bạn sẽ chẳng thể làm gì được với thói quen này đâu, nhưng khi con được khoảng 2 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy cho bé phân biệt ngày với đêm.

Khi con tỉnh giấc và tỉnh táo vào ban ngày, hãy tương tác với bé thật nhiều, giữ cho nhà cửa, phòng của bé sáng sủa, cũng như đừng lo lắng tìm cách hạn chế những âm thanh ồn ào của ban ngày như tiếng điện thoại, tiếng nhạc, tiếng máy giặt… Nếu con ngủ khi đang bú/ ăn, hãy đánh thức bé dậy. Còn vào buổi tối, bạn đừng chơi với con khi bé thức giấc, đừng nói chuyện lâu với con, hãy giữ môi trường âm thanh và ánh sáng ở mức thấp. Chẳng mấy chốc mà bé sẽ bắt đầu hiểu được rằng buổi tối là lúc để ngủ. 

Hãy cân nhắc chuyện bắt đầu thói quen khi đi ngủ 

Sẽ không bao giờ là quá sớm để bạn và con bắt đầu làm quen với một “lộ trình” đi ngủ quen thuộc. Đó có thể là việc làm đơn giản như trước khi đi ngủ thì cho con thay quần áo, hát ru, và hôn bé chúc ngủ ngon. 

Cho con được tự ngủ 

Những điều cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh


Khi con được khoảng 6-8 tuần, bạn có thể bắt đầu cho bé “cơ hội” được tự chìm vào giấc ngủ. Bằng cách nào? Theo hướng dẫn của chuyên gia, bạn hãy đặt con nằm xuống khi bé đã buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. 

Chuyên gia cũng phản đối chuyện bạn đu đưa hay cho con bú để bé ngủ. Các bố mẹ nghĩ rằng những việc làm vào lúc còn sớm sủa thế này thì sẽ chẳng để lại ảnh hưởng gì, nhưng thật ra là có. Trẻ nhỏ đang tập thói quen đi ngủ của mình, nên nếu trong 8 tuần đầu tiên, tối nào bạn cũng đu đưa cho con ngủ, bé đã quen với việc này và sẽ khó thay đổi về sau. 

Tuy vậy, không phải ai cũng đồng tình với điều này. Một số bố mẹ chọn cách đu đưa hay cho con ăn rồi để bé ngủ vì họ tin rằng đó là điều bình thường và tự nhiên, bởi vì họ thích như vậy, và con họ thì ngủ ngoan và phát triển tốt, hoặc bởi đơn giản là họ không có cách nào khác. Nhưng như thế cũng đồng nghĩa với việc sẽ phải thức giấc nhiều lần trong đêm để giúp con ngủ lại. 

[/tintuc]

[tintuc]
6. Nhớ kích sữa trước khi cho con bú

Bạn có cảm thấy dòng sữa ồ ạt đổ về khi bạn bị kích thích? Tín hiệu kích thích có thể là tiếng con khóc, hoặc một ly sữa nóng bạn uống, hoặc là một suy nghĩ về con thoáng qua trong đầu, có khi đơn giản chỉ là: đã đến cữ cho con bú! Dòng sữa mẹ luôn được “kích hoạt tự động” như thế đấy – đơn giản lắm, chỉ cần bạn hiểu cơ chế là bạn sẽ nuôi con hiệu quả.

lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ


Hiểu cơ chế tiết sữa, bạn cũng đề phòng được các trường hợp nhạy cảm khi sữa về giữa lúc bạn đang ở ngoài đường, đang tiếp khách, hay đang làm việc. Tốt nhất, luôn thủ sẵn miếng lót thấm sữa khi đi ra ngoài, và luôn giữ cho ngực sạch, thoáng, khô để tránh vi khuẩn thâm nhập vào sữa mẹ làm cho bé bị tiêu chảy.

7. Cho con bú là cách nuôi con siêu tiện lợi

Này nhé, nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì bạn không phải điên cuồng chạy đi pha sữa cho lẹ vì con đang đói mê lên và khóc lóc ầm ĩ. Bạn cũng chẳng phải cong đuôi chạy đi mua sữa về cho con nếu chẳng may sữa hết mà bạn quên mua. Bạn cũng chẳng phải lọ mọ mắt nhắm mắt mở quơ quào tay giữa đêm để pha sữa cho con bú mà bạn thì buồn ngủ díp cả mắt lại (có khi lại bị phỏng nước sôi không chừng). Bạn cũng chẳng phải lục cục rửa bình, hấp bình, khử trùng và luôn để ý giữ bình sạch sẽ.

lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ


Còn nuôi con bằng sữa mẹ: bạn luôn sẵn sàng dòng sữa ấm nóng có thể cho con bú bất kể lúc nào, ngay cả khi nửa đêm, chỉ cần vạch áo và để trước miệng con là đủ! Nếu có phải đi đâu ra ngoài, bạn cũng chẳng phải lách cách chuẩn bị nào sữa, nào bình, nào nước lọc, nào nước nóng. Đặc biệt, khi đi du lịch cần phải sử dụng các phương tiện hiện đại như máy bay…bạn chỉ cần cho con ngậm ti là an ủi nỗi sợ hãi trong con và làm bé ngủ yên suốt cuộc hành trình.

8. Cho con bú mẹ phát huy tình mẫu tử

Bạn sẽ rất mệt mỏi, căng thẳng khi làm mẹ (nhất là bạn mới làm mẹ lần đầu và đang học cách chăm sóc em bé sơ sinh), nhưng một khi bạn nắm vững nghệ thuật cho con bú, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng những giây phút ấm áp và an toàn khi con ngậm bầu vú mẹ.

lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ


Khi cho con bú, bạn nằm (hoặc ngồi xuống), thảnh thơi, nghỉ ngơi và ngắm nghía khúc ruột của mình. Bạn ôm đứa con bé bỏng, ấm áp; rồi nhìn vào khuôn mặt hoàn hảo ấy rồi ngạc nhiên phát hiện ra rằng con lớn từng ngày nhờ dòng sữa ngọt ngào của mẹ.

Còn gì tuyệt vời hơn thế: bạn yêu con biết bao nhiêu!

9. Con cần phải 'ngậm đúng khớp ngậm' để bú đúng cách

Khi ngậm đúng khớp ngậm, lưỡi bé sẽ massage vào đúng đầu dây thần kinh làm phản xạ tiết sữa ở đầu dây thần kinh được kích thích, con cũng có thế để lưỡi nút mạnh nhằm “ép vắt sữa" và bú được nhiều hơn, ống sữa thông nhanh hơn. Sau khi em bé ngậm vú đúng khớp, bé có thể ăn vui vẻ và dễ dàng.

lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ


Theo các chuyên gia cho con bú, bé ngậm đúng khớp khi:

Miệng bé mở rộng nhất có thể (như cá đớp mồi) trước khi bé dính vào vú mẹ.

Lưỡi, môi và cằm dưới của bé chạm vào ngực mẹ đầu tiên.

Ngay sau khi ngậm ti mẹ, bé không chỉ ngậm đầu ti mà còn ngậm sâu vào quầng vú; còn mũi của bé hoàn toàn thoáng đãng, không bị chắn.

Mẹ không có cảm giác đau hay khó chịu khi bé nút.

Khớp bám rất chắc cho dù lúc bé ngưng nút.

Bé nút nhanh ngay lúc đầu (massage), sau đó khi có sữa bé nút, nuốt, thở, thỉnh thoảng nghỉ vài phút rồi lại nút tiếp.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn về việc cho con ngậm vú đúng cách, đừng ngần ngại liên hệ với một y tá hoặc người tư vấn để giúp bạn cho con bú đúng cách.

10. Bạn sẽ cần phải chăm sóc tốt của núm vú của bạn

Chăm sóc vú khi mang thai và khi cho con bú là việc làm rất cần thiết để bảo vệ nguồn sữa an toàn cho trẻ và tránh các nguy cơ mắc các bệnh như viêm tuyến vú, tắc tia sữa, nứt núm vú, áp - xe vú…

Núm vú của bạn sẽ bị tổn thương khi cho con bú và chăm sóc không đúng cách, ví dụ bạn sẽ trải qua cảm giác nứt cổ gà rất đau đớn nếu cho con bú mà không ngậm đúng khớp ngậm.

Dưới đây là một số lời khuyên để chăm sóc núm vú khi cho con bú bạn cần nhớ:

- Kiểm tra cả hai núm vú sau mỗi lần cho con bú - nếu núm vú của bạn bị đau hoặc nứt, bạn nên xử lý chúng sớm trước khi chúng trở nên quá tệ.

- Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, bạn nên bôi vài giọt sữa mẹ vào núm vú và để cho không khí làm khô chúng. Cách này sẽ bảo vệ núm vú và rất hiệu quả trong việc chữa đau / nứt / núm vú chảy máu.

- Ngoài ra, bạn nên lựa chọn áo nịt ngực thích hợp, thoáng mát, tránh xệ ngực hay làm tổn thương mô ngực. Tốt nhất nên sử dụng áo ngực dành riêng cho bà bầu và mẹ cho con bú. Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh bầu ngực, mỗi ngày nên dùng nước sạch rửa núm vú một lần để loại bỏ những chất khô được tiết ra tích tụ trên núm vú. Không nên dùng xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh vú vì có thể khiến da bị khô và làm nứt núm vú.



Theo webtretho
[/tintuc]

[tintuc]
Khi chuẩn bị cho con bú sữa, mẹ nên: Thu thập thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, nói chuyện và gặp gỡ với bà mẹ cho con bú khác, chuẩn bị những phụ kiện cho con bú cơ bản, lưu sẵn số điện thoại của những mẹ chuyên gia sữa mẹ và cho thuê máy hút sữa, ngoài ra hãy đi tìm lời giải đáp cho những nghi ngại của mình về việc cho con bú mẹ.

1. Sữa mẹ là siêu thực phẩm dành cho con

Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ - đã được chứng minh lâm sàng rằng - luôn là thực phẩm hoàn hảo nhất giúp mang lại dinh dưỡng đầy đủ và tăng sức đề kháng của cơ thể trẻ. Có gì tuyệt vời hơn sữa mẹ?



Những giọt sữa đầu tiên của mẹ thường được gọi là sữa non, rất giàu chất dinh dưỡng và kháng thể để bảo vệ bé sơ sinh. Sữa non chứa rất nhiều chất béo, đường, nước và protein – những thành phần vô cùng hoàn hảo và tinh tế vốn được điều chỉnh bởi cơ thể mẹ để phù hợp với bé và giúp bé sơ sinh phát triển mạnh mẽ. Sữa non sẽ trở thành “sữa trưởng thành” sau 3-5 ngày sau sinh, nên mẹ hãy cố gắng cho con bú càng sớm càng tốt để bé có thể thụ hưởng những giọt sữa quý báu này. Mặc dù bé chỉ bú được một ít sữa non mỗi lần bú mẹ trong những ngày đầu mới ra đời, nhưng cũng đủ để lấp đầy dạ dày nhỏ xíu của bé.

2. Cho con bú sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ

Không chỉ có em bé được hưởng lợi từ sữa mẹ. Cho con bú còn có lợi cho các bà mẹ, như làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, ung thư vú và ung thư buồng trứng. Cho con bú mẹ còn giúp cơ thể mẹ sản sinh các hormone “tình mẫu tử” như prolactin và oxytocin. Sở dĩ gọi là hormone tình mẫu tử, là bởi vì trong khi oxytocin tạo ra sợi dây gắn kết tình cảm mẹ con và giúp co tử cung sau khi sinh; còn prolactin giúp tuyến sữa của người mẹ hoạt động hiệu quả và liên tục sản xuất sữa cho bé bú.

3. Cho con bú mẹ có thể khiến bạn gặp khó khăn lúc đầu



Nếu bạn mang thai lần đầu tiên hoặc lần đầu tính đến việc cho con bú, thì hãy chuẩn bị tư tưởng là việc cho con bú không hề dễ dàng đối với những ai lần đầu làm việc này. Một khi bạn hiểu được điều này, rằng chẳng có gì dễ dàng ngay từ lần đầu cả, thì bạn sẽ không nản chí khi bắt đầu cho con bú và cảm thấy: sao mà đau thế này, sao mà vất vả thế này, sao mà khó khăn thế này… Thời gian đầu cho con bú, khó khăn là chuyện bình thường thôi: bạn lúng túng, bạn vụng về, bạn không biết cho con ngậm đúng khớp ngậm, bạn không biết là nên cho con bú nằm hay bú ngồi để đỡ đau vết rạch sinh nở, bạn chưa biết cách kích sữa về nên con mút hoài không ra sữa… Đừng từ bỏ! Hãy hỏi han kinh nghiệm của người mẹ khác hoặc tìm sự trợ giúp. Bằng sự kiên trì, nhẫn nại và hỗ trợ chuyên nghiệp, bạn sẽ sớm nhận được những bí quyết nuôi con bằng sữa mẹ thành công.

4. Đừng ngần ngại yêu cầu giúp đỡ

Nếu bạn gặp khó khăn ngay từ những lần đầu cho con bú mẹ, đừng chần chờ trong việc đi tìm sự trợ giúp. Ai có thể giúp bạn? Rất nhiều: mẹ của bạn, các chị gái của bạn, những người mẹ xung quanh bạn và thậm chí luôn có những “người gọi sữa” sẵn sàng hướng dẫn bạn cho con bú đúng cách, kích sữa và chỉ cho bạn bí quyết nuôi con bằng sữa mẹ.

Bạn cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của những người có tay nghề cao như y bác sĩ, nữ hộ sinh, y tá để giải đáp về cách chính xác của việc bế con, tư thế cho bú, làm cách nào để giúp con ngậm đúng khớp ngậm, làm thế nào để kích sữa, làm thế nào để có thể nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt?

Rất nhiều bà mẹ vì không có sự giúp đỡ và động viên đã bỏ cuộc khi gặp khó khăn thời gian đầu cho con bú. Vì vậy, nếu bạn vừa mới sinh con và đang phải vật lộn với vấn đề cho con bú, đừng ngần ngại yêu cầu sự giúp đỡ. Thậm chí nếu bạn vẫn tiếp tục gặp khó khăn khi cho con bú mẹ thì bạn vẫn có thể tìm sự tư vấn và hỗ trợ. Nếu bạn có những người bạn đang cho con bú hoặc đã bú sữa mẹ, hãy yêu cầu sự giúp đỡ và tư vấn của họ. Bạn cũng có thể tham gia một nhóm hỗ trợ cho con bú trực tuyến (có thể tìm thấy dễ dàng trên mạng xã hội) hoặc một hội/nhóm các bà mẹ.

5. Cố gắng để có một chế độ ăn uống cân bằng



Con bạn hấp thu chất dinh dưỡng qua những gì mẹ ăn hàng ngày, ngay cả khi bạn ăn những thực phẩm không lành mạnh; tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn phải ăn món thịt heo cho 3 bữa mỗi ngày, kéo dài từ tuần này qua tuần khác. Việc bạn có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và không diễn ra tình trạng đói meo là cực kỳ quan trọng đối với một người mẹ đang cho con bú. Điều này là để đảm bảo rằng cơ thể bạn không cạn kiệt nguồn tài nguyên để tái tạo sữa đủ chất dinh dưỡng cho con.

Vì vậy, mẹ cho con bú nên ăn hãy tiếp tục ăn nhiều loại thức ăn bổ dưỡng, sử dụng một chế độ ăn uống cân bằng, với mức tăng khoảng 300-500 calo/ngày, giống như bạn đã làm trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, bạn nên bổ sung một số loại vitamin thích hợp (theo đơn của bác sĩ) để đảm bảo bạn không bị thiếu hụt canxi. Bạn cũng đừng quên uống nhiều nước trong khi cho con bú.

Trong trường hợp bạn cần phải uống thuốc, hãy thông qua sự tư vấn của bác sĩ. Bởi vì bất cứ loại thuốc gì bạn uông vào người cũng phải an toàn cho con.

Xem thêm =>> 7 thứ không được bỏ vào sữa khi cho con bú
                         4 vấn đề về hệ tiêu hóa khiến trẻ chậm phát triển
Fanpage: https://www.facebook.com/vongtayphongthuyvongdau/
[/tintuc]

[tintuc]
Do nghe theo kinh nghiệm dân gian, nhiều bố mẹ có thể cho con uống một số thứ không phải là sữa mẹ để trị táo bón, đầy hơi hay đau bụng gió cho bé. Thế nhưng bạn có nghĩ xem liệu rằng những “bài thuốc” đó có thực sự là hữu ích hay không? Liệu chúng đã được khoa học chứng minh hay chưa và liệu chúng có gây hại cho bé không?

7 thứ không được bỏ vào sữa khi cho con bú


Các tổ chức y tế luôn khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên sau đó kết hợp bú sữa mẹ với ăn dặm thích hợp ít nhất 1 năm. Sữa mẹ có chứa đầy đủ probiotics (lợi khuẩn) cũng như prebiotics (thức ăn của lợi khuẩn), rất tốt cho đường ruột của trẻ và là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Bú sữa mẹ hoàn toàn có nghĩa là bạn chỉ nên cho bé bú sữa mẹ mà thôi, không thêm bất cứ loại chất rắn hay lỏng nào bình sữa của con bạn nhé! Bạn chỉ nên cho bé dùng những chất ngoài sữa mẹ khi có chỉ định của bác sĩ vì nếu không thì rất có thể sẽ gây ra những nguy hiểm không ngờ đến sức khỏe của bé. Dưới đây là 7 thứ mà bạn không nên cho bé dùng nếu không được bác sĩ đề nghị:

1. Gripe water (si-rô hỗ trợ tiêu hóa)

Mặc dù nhiều bố mẹ vẫn tin dùng gripe water để trị đau bụng hoặc đầy hơi cho con nhưng trên thực tế vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này là đúng cả.

Có thể bạn không biết, nhưng thực sự gripe water có chứa 4% cồn đấy. Có thể những tác dụng của gripe water chỉ là do đặc tính gây ngủ của cồn mà thôi.

Nếu bạn cho em bé dùng một chất có tác dụng gây buồn ngủ bất thường mà không có lý do y học chính đáng, điều đó có thể sẽ gây hại. Ví dụ như, nghiên cứu cho thấy trẻ ngủ sâu hơn hoặc lâu hơn bình thường có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ em).

2. Corn Syrup (Si-rô bột ngô)

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, ắt hẳn bạn sẽ cảm thấy rất xót ruột. Nhiều người có thể sẽ khuyên bạn nên cho bé uống si-rô bột ngô là phương pháp trị táo bón dân gian được nhiều người sử dụng.

Tuy nhiên ngày nay việc dùng si-rô bột ngô để trị táo bón đã không còn được khuyến khích nữa mà nó còn được cho là nguy hiểm vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc.

3. Nước

Nhiều người nghĩ rằng việc cho trẻ sơ sinh uống nước là cần thiết khi thời tiết nắng nóng hoặc ẩm ướt và sẽ giúp cơ thể bé không bị mất nước.Tuy nhiên, sự thật là trẻ sơ sinh khi đang bú sữa mẹ hoàn toàn thì không cần được uống nước, ngay cả vào những ngày trời nắng nóng hoặc ẩm ướt.

Bạn chỉ nên cho bé uống nước khi được bác sĩ đề nghị, bởi vì việc cho bé uống nước tùy tiện có thể sẽ chứa đựng những nguy hiểm tiềm tàng đấy bạn ạ.

4. Infacol

Có thể bạn đã nghe rằng infacol có tác dụng trị đau bụng ở trẻ. Nhưng liệu công dụng của infacol có đáng tin cậy hay không? Một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy rằng simethicone, là các thành phần hoạt chất trong infacol, đã không đem lại một sự khác biệt nào so với giả dược trong việc điều trị đau bụng ở trẻ.

Vậy infacol có gây hại cho trẻ không? Câu trả lời là “rất có thể”. Methyl Hydroxybenzoate (E218) và Propyl Hydroxybenzoate (E216) có chứa trong infacol có thể gây dị ứng ở trẻ (có thể là dị ứng về sau). Hai chất này cũng thuộc nhóm những chất bảo quản paraben được xem là có thể gây nguy hiểm.

5. Chất làm đặc

Nhiều bậc cha mẹ có thể đã nghe qua rằng chất làm đặc có tác dụng trong việc điều trị trào ngược ở trẻ, với lý giải là chúng làm cho thức ăn trở nên nặng hơn nên sẽ nằm yên trong dạ dày chứ không trào ngược lên lại thực quản. Các chất làm đặc bao gồm các chất làm đặc sữa, bột gạo, bột bắp (có thể làm từ lúa mì hoặc bắp),…

Tuy nhiên, bạn cần nhớ là tuyệt đối không nên bỏ các chất làm đặc vào bình sữa của bé, trừ khi được bác sĩ đề nghị bạn nhé!

Theo Hội đồng Y tế Quốc gia và Nghiên cứu Y khoa Úc (NHMRC), việc làm đặc thức ăn “có tác dụng làm giảm hiện tượng ợ thức ăn trở lại đằng miệng nhưng lại không hề có tác dụng thực sự trong việc điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản.”

NHMRC cũng khuyến cáo rằng chất làm đặc không nên được sử dụng cho sữa mẹ và chúng còn có một số tác dụng phụ như làm cho việc thức ăn đi qua dạ dày mất nhiều thời gian hơn và thậm chí là làm tăng trào ngược. Ngoài ra, chất làm đặc còn khiến trẻ bị ho nặng hơn và tăng táo bón.

Khi trẻ còn quá bé, bạn không nên thêm bất cứ thứ gì vào bình sữa của con trừ khi được bác sĩ đề nghị. Một số chất làm đặc trên thị trường còn có liên quan đến khả năng tăng nguy cơ mắc chứng Necrotising Entercolitis, một chứng bệnh nghiêm trọng khiến các mô trong ruột bị viêm và chết đi, gây đe dọa tính mạng của trẻ.

6. Bột gạo

Rất nhiều người nghĩ rằng việc thêm bột gạo vào bình sữa sẽ giúp bé ngủ được nhiều hơn.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy việc cho trẻ ăn đặc sớm không giúp cải thiện giấc ngủ của bé mà ngược lại còn có thể khiến giấc ngủ tệ hơn. Điều này có thể là do bé có phản ứng không tốt đối với thực phẩm đặc (như là đau bụng chẳng hạn), đặc biệt là khi bé chưa đầy 6 tháng tuổi.

7. Nước ép mận

Đôi khi bố mẹ cũng được khuyên rằng nên cho bé uống nước ép mận pha loãng để điều trị táo bón. Tuy nhiên việc đưa quá nhiều chất xơ vào cơ thể của bé có thể sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm. Vì vậy việc cho bé uống nước ép mận là không nên, trừ khi được bác sĩ đề nghị bạn nhé!

Nhiều người có thể sẽ nói rằng họ đã cho con họ uống thứ này thứ kia và chúng vẫn khỏe mạnh đấy thôi. Thế nhưng khi đã hiểu rõ hơn về tác dụng của các thứ này, chúng ta tốt hơn nên sử dụng chúng đúng cách bạn nhé. Mẹ đã mất hơn 9 tháng trời kiêng cữ nhiều thứ để nuôi dưỡng bé cưng khỏe mạnh trong lòng mình, thì cũng sẽ tiếp tục sáng suốt trong bảo vệ con yêu khi bé đã chào đời đúng không nào?

Theo webtretho
[/tintuc]

[giaban][/giaban]
[tomtat]
Mã SP:VDT45
Giá : LH 0968673246
Chất liệu : Dâu chuẩn 100%
Phụ kiện : Bi bạc, hình con giáp, hình tùy chọn

[/tomtat]

[kythuat]


vòng dâu tằm cho bé



[tintuc]
Cha mẹ hãy cố gắng tìm hiểu các vấn đề về bụng dạ của con để chắc chắn là sẽ chẳng có điều gì cản trở sự phát triển của con mình bằng những thông tin hữu ích dưới đây:

1. Khi bé bị khó chịu ở bụng

Điều này nghĩa là hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề trục trặc, ví dụ bé đang không thích hợp với loại sữa mà mẹ cho bé uống chẳng hạn. Trẻ nhỏ, đặc biệt là bé dưới 1 tuổi khó có thể tiêu hóa đường lactose và protein có trong sữa; lâu dài sẽ khiến bé tích trữ dư thừa chất xơ trong hệ thống tiêu hóa, làm cho bé cảm thấy khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.

Làm thế nào để giúp bé bớt khó chịu ở bụng? Nếu bé vẫn đang bú sữa mẹ, mẹ xem lại chế độ ăn uống của mình có đủ nhóm chất chưa, có dư thừa chất béo và thiếu chất xơ hay không. Nếu trẻ đang bú sữa ngoài, mẹ xem lại loại sữa đó có thành phần nào khiến bé khó tiêu không, ví dụ protein, đường, hay lactose; và tốt nhất là nên thay đổi loại sữa cho bé. Những loại sữa không phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé sẽ khiến bé bị khó chịu dạ dày, tiêu chảy, hoặc táo bón. Hệ quả là bé sẽ bị sút cân, chậm phát triển.

2. Bé bị đầy hơi

Các triệu chứng đầy hơi thường là hệ quả của khí dư trong dạ dày và đường ruột. Khi dư từ đâu ra? Xin thưa, nó được tạo thành do mẹ cho ăn sai vị trí, ví dụ khớp ngậm không đúng, ngậm núm vú nhiều hoặc bé nút khi sữa trong bình đã hết… làm cho không khí vào dạ dày nhiều hơn và hệ tiêu hóa không hoạt động hiệu quả. Bé sẽ cảm thấy khó chịu và chỉ hết khi bé “xì hơi” hay ợ hơi cho hết khí thừa trong bụng.

4 vấn đề về hệ tiêu hóa khiến trẻ chậm phát triển


Làm thế nào để giúp giảm đầy hơi cho bé? Tốt nhất mẹ nên cho con bú trong một tư thế thoải mái nhất để con có thể ngậm đúng khớp ngậm và sữa mẹ ra đều đặn. Kể cả khi bé bú bình thì tư thế nằm bú của con cũng phải thoải mái để tránh trường hợp bé nút không khí vào bụng. Sau khi bé bú đủ, mẹ vác bé lên vai và khum lòng bàn tay vỗ nhẹ vào lưng bé cho đến khi bé ợ hơi được mới cho bé nằm xuống.

3. Bé trớ sữa

Khi mẹ cho con bú nhưng sau đó không giúp bé ợ hơi, hoặc khi bé bú quá nhanh và quá no làm cho các bàng quang co thắt đẩy sữa ngược trở lại thực quản và khiến bé nôn trớ. Chuyện nôn trớ này cũng gây hại cho hệ tiêu hóa bởi vì khi sữa bị ộc ra còn kéo theo cả các axit tốt trong dạ dày bé. Ngoài ra, sau ọc sữa bé sẽ đói, mệt hơn; nếu tình trạng trớ sữa cứ diễn ra liên tục ngày này qua ngày khác thì bé sẽ trở nên ốm yếu.

Làm thế nào để giảm bớt hiện tượng trớ sữa ở trẻ? Muốn con giảm chuyện nôn trớ, các mẹ nên chú ý đến thời gian cho con bú (đã đến lúc cho bé bú chưa?) hoặc chú ý những dấu hiệu của trẻ khi con đã bú đủ. Trong lúc cho con bú, mẹ nên lau rửa đầu ti, vắt ra chút sữa đầu (thường là sữa lạnh), rồi vừa cho con bú vừa vuốt ve bé, dùng hai đầu ngón tay kẹp vào đầu vú để hạn chế sữa ra quá nhiều làn con nuốt không kịp. Những thao tác nhỏ nhặt này cũng góp phần làm cho em bé cảm thấy thư giãn và bình tĩnh hơn và sữa về nhịp nhàng hơn. Mẹ cũng đừng quên cho con ợ hơi sau khi bú nhé!

4. Bé đau bụng

Khi đau bụng, bé sẽ quấy khóc không nguyên nhân, mẹ sờ bụng con sẽ thấy bụng bé hơi chướng, áp tai vào bụng bé sẽ thấy tiếng òng ọc; đấy là hiện tượng bé chướng bụng, táo bón, kích động… làm con cảm thấy khó chịu, bực bội, đau đớn.

Làm thế nào để bé hết đau bụng? Nếu cho con bú mẹ, mẹ nên xem lại thực phẩm mẹ ăn có gây táo bón/tiêu chảy hay đầy bụng cho bé không để thay đổi. Nếu cho con uống sữa công thức, mẹ nên chọn loại sữa dễ tiêu hóa để bé có thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, tránh tồn dư lượng sữa trong dạ dày và ruột. Nếu bé thường xuyên bị táo bón, mẹ có thể cải thiện tình hình bẳng cách massage bụng cho bé để kích thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.




Theo webtretho
[/tintuc]

Sản Phẩm Mới
Sản Phẩm Bán Chạy
SP Xem Nhiều
BACK TO TOP
Chat với chúng tôi