Hôm nay :

Hotline: 0973891597

[tintuc]
Do nghe theo kinh nghiệm dân gian, nhiều bố mẹ có thể cho con uống một số thứ không phải là sữa mẹ để trị táo bón, đầy hơi hay đau bụng gió cho bé. Thế nhưng bạn có nghĩ xem liệu rằng những “bài thuốc” đó có thực sự là hữu ích hay không? Liệu chúng đã được khoa học chứng minh hay chưa và liệu chúng có gây hại cho bé không?

7 thứ không được bỏ vào sữa khi cho con bú


Các tổ chức y tế luôn khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên sau đó kết hợp bú sữa mẹ với ăn dặm thích hợp ít nhất 1 năm. Sữa mẹ có chứa đầy đủ probiotics (lợi khuẩn) cũng như prebiotics (thức ăn của lợi khuẩn), rất tốt cho đường ruột của trẻ và là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Bú sữa mẹ hoàn toàn có nghĩa là bạn chỉ nên cho bé bú sữa mẹ mà thôi, không thêm bất cứ loại chất rắn hay lỏng nào bình sữa của con bạn nhé! Bạn chỉ nên cho bé dùng những chất ngoài sữa mẹ khi có chỉ định của bác sĩ vì nếu không thì rất có thể sẽ gây ra những nguy hiểm không ngờ đến sức khỏe của bé. Dưới đây là 7 thứ mà bạn không nên cho bé dùng nếu không được bác sĩ đề nghị:

1. Gripe water (si-rô hỗ trợ tiêu hóa)

Mặc dù nhiều bố mẹ vẫn tin dùng gripe water để trị đau bụng hoặc đầy hơi cho con nhưng trên thực tế vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này là đúng cả.

Có thể bạn không biết, nhưng thực sự gripe water có chứa 4% cồn đấy. Có thể những tác dụng của gripe water chỉ là do đặc tính gây ngủ của cồn mà thôi.

Nếu bạn cho em bé dùng một chất có tác dụng gây buồn ngủ bất thường mà không có lý do y học chính đáng, điều đó có thể sẽ gây hại. Ví dụ như, nghiên cứu cho thấy trẻ ngủ sâu hơn hoặc lâu hơn bình thường có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ em).

2. Corn Syrup (Si-rô bột ngô)

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, ắt hẳn bạn sẽ cảm thấy rất xót ruột. Nhiều người có thể sẽ khuyên bạn nên cho bé uống si-rô bột ngô là phương pháp trị táo bón dân gian được nhiều người sử dụng.

Tuy nhiên ngày nay việc dùng si-rô bột ngô để trị táo bón đã không còn được khuyến khích nữa mà nó còn được cho là nguy hiểm vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc.

3. Nước

Nhiều người nghĩ rằng việc cho trẻ sơ sinh uống nước là cần thiết khi thời tiết nắng nóng hoặc ẩm ướt và sẽ giúp cơ thể bé không bị mất nước.Tuy nhiên, sự thật là trẻ sơ sinh khi đang bú sữa mẹ hoàn toàn thì không cần được uống nước, ngay cả vào những ngày trời nắng nóng hoặc ẩm ướt.

Bạn chỉ nên cho bé uống nước khi được bác sĩ đề nghị, bởi vì việc cho bé uống nước tùy tiện có thể sẽ chứa đựng những nguy hiểm tiềm tàng đấy bạn ạ.

4. Infacol

Có thể bạn đã nghe rằng infacol có tác dụng trị đau bụng ở trẻ. Nhưng liệu công dụng của infacol có đáng tin cậy hay không? Một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy rằng simethicone, là các thành phần hoạt chất trong infacol, đã không đem lại một sự khác biệt nào so với giả dược trong việc điều trị đau bụng ở trẻ.

Vậy infacol có gây hại cho trẻ không? Câu trả lời là “rất có thể”. Methyl Hydroxybenzoate (E218) và Propyl Hydroxybenzoate (E216) có chứa trong infacol có thể gây dị ứng ở trẻ (có thể là dị ứng về sau). Hai chất này cũng thuộc nhóm những chất bảo quản paraben được xem là có thể gây nguy hiểm.

5. Chất làm đặc

Nhiều bậc cha mẹ có thể đã nghe qua rằng chất làm đặc có tác dụng trong việc điều trị trào ngược ở trẻ, với lý giải là chúng làm cho thức ăn trở nên nặng hơn nên sẽ nằm yên trong dạ dày chứ không trào ngược lên lại thực quản. Các chất làm đặc bao gồm các chất làm đặc sữa, bột gạo, bột bắp (có thể làm từ lúa mì hoặc bắp),…

Tuy nhiên, bạn cần nhớ là tuyệt đối không nên bỏ các chất làm đặc vào bình sữa của bé, trừ khi được bác sĩ đề nghị bạn nhé!

Theo Hội đồng Y tế Quốc gia và Nghiên cứu Y khoa Úc (NHMRC), việc làm đặc thức ăn “có tác dụng làm giảm hiện tượng ợ thức ăn trở lại đằng miệng nhưng lại không hề có tác dụng thực sự trong việc điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản.”

NHMRC cũng khuyến cáo rằng chất làm đặc không nên được sử dụng cho sữa mẹ và chúng còn có một số tác dụng phụ như làm cho việc thức ăn đi qua dạ dày mất nhiều thời gian hơn và thậm chí là làm tăng trào ngược. Ngoài ra, chất làm đặc còn khiến trẻ bị ho nặng hơn và tăng táo bón.

Khi trẻ còn quá bé, bạn không nên thêm bất cứ thứ gì vào bình sữa của con trừ khi được bác sĩ đề nghị. Một số chất làm đặc trên thị trường còn có liên quan đến khả năng tăng nguy cơ mắc chứng Necrotising Entercolitis, một chứng bệnh nghiêm trọng khiến các mô trong ruột bị viêm và chết đi, gây đe dọa tính mạng của trẻ.

6. Bột gạo

Rất nhiều người nghĩ rằng việc thêm bột gạo vào bình sữa sẽ giúp bé ngủ được nhiều hơn.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy việc cho trẻ ăn đặc sớm không giúp cải thiện giấc ngủ của bé mà ngược lại còn có thể khiến giấc ngủ tệ hơn. Điều này có thể là do bé có phản ứng không tốt đối với thực phẩm đặc (như là đau bụng chẳng hạn), đặc biệt là khi bé chưa đầy 6 tháng tuổi.

7. Nước ép mận

Đôi khi bố mẹ cũng được khuyên rằng nên cho bé uống nước ép mận pha loãng để điều trị táo bón. Tuy nhiên việc đưa quá nhiều chất xơ vào cơ thể của bé có thể sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm. Vì vậy việc cho bé uống nước ép mận là không nên, trừ khi được bác sĩ đề nghị bạn nhé!

Nhiều người có thể sẽ nói rằng họ đã cho con họ uống thứ này thứ kia và chúng vẫn khỏe mạnh đấy thôi. Thế nhưng khi đã hiểu rõ hơn về tác dụng của các thứ này, chúng ta tốt hơn nên sử dụng chúng đúng cách bạn nhé. Mẹ đã mất hơn 9 tháng trời kiêng cữ nhiều thứ để nuôi dưỡng bé cưng khỏe mạnh trong lòng mình, thì cũng sẽ tiếp tục sáng suốt trong bảo vệ con yêu khi bé đã chào đời đúng không nào?

Theo webtretho
[/tintuc]

BACK TO TOP
Chat với chúng tôi