Hôm nay :

Hotline: 0973891597

[tintuc]
Nhiều cha mẹ không biết cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh khiến bé bị nhiễm trùng rốn, uốn ván rốn - một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. 

Dây rốn trẻ sơ sinh luôn phải ở trong tình trạng khô ráo và rụng đi trong vòng 7-10 ngày sau khi sinh (có trường hợp kéo dài hơn nhưng nếu không nhiễm trùng thì vẫn bình thường).

Nguyên tắc quan trọng khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh


Nhiễm trùng rốn do vi trùng sinh mủ, thường gặp là do các mẹ sợ làm đau bé nên không dám đụng vào rốn bé mà cứ để kệ như vậy và quấn kín lại. Do bị băng kín suốt ngày đêm nên rốn của bé bị ẩm ướt, khó thoát ẩm, tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng. Hoặc cũng có thể do mẹ làm ướt rốn bé nhưng sau đó không lau khô và không bôi thuốc sát trùng.

Những nguyên tắc sau đây sẽ giúp mẹ chăm sóc rốn bé sơ sinh, giúp con khoẻ mạnh và sở hữu một chiếc rốn xinh xắn sau này:

1. Không làm ướt rốn bé

chăm sóc rốn trẻ sơ sinh


Mẹ hãy luôn giữ rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể và đừng quên lau khô khu vực rốn và xung quanh rốn với một miếng gạc sau khi làm sạch rốn. Nếu độ ẩm vùng rốn tăng lên rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Mẹ cũng tuyệt đối tránh sử dụng bông gòn vì những sợi từ bông gòn thường dính vào rốn và có thể gặp khó khăn để lấy ra, gây các biến chứng khác cho rốn.

2. Đừng rắc phấn rôm lên rốn trẻ sơ sinh

Không sử dụng nước thơm, dầu gội để tắm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé. Phấn rôm có thể sử dụng cho các bộ phận khác như cổ, nách, b.ẹ.n... nhưng không được rây lên rốn trẻ vì phấn rôm sẽ làm tắc nghẽn rốn khiến bạch huyết gần rốn không thể rỉ ra ngoài, gây viêm. Phấn rôm quyện với huyết thanh có thể là một chất xúc tác cho tình trạng viêm rốn trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Đừng để tã cạ lên rốn bé

chăm sóc rốn trẻ sơ sinh


Trước khi cuống rốn khô và rụng khỏi rốn, bạn hãy chú ý giữ tã của bé che hờ phần rốn và bụng để tránh bất cứ điều gì có thể va chạm tới phần rốn. Mỗi khi bạn thay một tã mới, gấp tã ở phía trên để đảm bảo rằng rốn không bị trầy xước da và lưu thông không khí.

4. Không bôi lotion vào rốn trẻ

Việc sử dụng nước thơm, dầu gội để tắm hoặc dùng lotion lên trên hoặc xung quanh rốn của bé gây nguy cơ nhiễm trùng cao cho rốn của trẻ; chính vì thế, bạn đừng bao giờ thực hiện những việc này. Măc dù lotion có thể giúp da bé đỡ khô, nhưng nó có thể gây ra nấm mốc nên mẹ phải thận trọng.

5. Đừng can thiệp vào quá trình rụng rốn



Sau 7-10 ngày, rốn bé sẽ dần dần khô và rụng tự nhiên. Mẹ đừng can thiệp vào quá trình rụng rốn của bé, như cạy, kéo rốn bé có thể làm bé chảy máu. Nếu rốn bé rụng tự nhiên, nhưng hiện tượng chảy máu vẫn xảy ra thì đó là hiện tượng bình thường và mẹ vẫn tiếp tục chữa trị và chăm sóc 3-5 ngày sau cho khu vực này sau khi rốn đã rụng. Tuy nhiên, mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ để được tư vấn trực tiếp nếu trẻ đã rụng rốn hoàn toàn mà vẫn có chảy máu hoặc nhiễm trùng.

6. Lau bằng chỉ rốn rượu

Hằng ngày mẹ nên rửa rốn bằng dung dịch cồn 70 độ với bông sạch. Để thoáng, không băng rốn sau khi mở kẹp uốn, dùng bông sạch tẩm cồn 70 độ lau nhẹ nhàng từ đầu xuống chân rốn. Lặp lại như trên 2-3 lần. Sát trùng rộng da xung quanh rốn 3 cm. Nên chú ý, việc tắm, lau người, chăm sóc rốn cho trẻ không ảnh hưởng đến rốn nhưng phải để nó khô thoáng sau chăm sóc.

7. Không dùng "thuốc tự chế" để chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Tránh rắc tiêu lên rốn trẻ sau khi rụng, không rắc bột kh.á.n.g sinh, không bôi thuốc đỏ vào rốn, không đắp lá cây,... kể cả thuốc lên rốn trẻ nếu không được bác sĩ chỉ định. Nếu trong quá trình chăm sóc, thấy rốn rỉ, chảy máu (kể cả khi rốn chưa rụng hoặc khi rốn đã rụng), rốn hôi, chảy nước màu vàng, sưng đỏ, có mủ, có u hạt to, không khô.... cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.

Sai lầm thường gặp là phụ huynh không dám đụng vào rốn trẻ, chờ đến khi trẻ rụng rốn mới đụng đến, mang băng rốn quá kín, kéo dài 2-3 th.á.n.g mới mở ra... mẹ đừng rơi vào những trường hợp này nhé!


Theo webtretho
[/tintuc]

BACK TO TOP
Chat với chúng tôi